Phần mềm sketchpad và Huớng dẫn sử dụng

Geometer’s Sketchpad là một phần mềm rất đơn giản nhưng rất hữu ích trong việc dạy và học môn hình học nói riêng, và trong nhiều môn học khác như vật lý, cơ học và các môn học kỹ thuật có mô phỏng chuyển động. Không giống như nhiều phần mềm giáo dục khác, thường chỉ là công cụ hỗ trợ giáo viên tạo ra các bài giảng sinh động, trực quan để giảng dạy cho học sinh, nhưng học sinh lại không thể tự khai thác một cách hiệu quả cả bài giảng lẫn phần mềm, Geometer's Sketchpad là công cụ phần mềm mà cả giáo viên và học sinh đều có thể khai thác sao cho có lợi nhất. Giáo viên thì xây dựng các bài giảng, các minh họa, các ví dụ. Học sinh thì giải bài tập, tìm hiểu kỹ, đào sâu bài học, làm các thử nghiệm theo ý mình, theo cách của mình.

Geometer's Sketchpad rất nhỏ gọn. Tất cả chỉcó 2 files với dung lượng 1,16MB. Nhưng nó lại có khả năng thực hiện các mô phỏng rất chính xác, dễ dàng và ấn tượng các bài toán hình học phức tạp nhất.


Hãy tải về và cài đặt tại địa chỉ sau:
http://nguyendinhhoang82.googlepages.com/GSPVietnam.zip
Tải về và giải nén vào thư mục cài đặt phần mềm The Geometer's Sketchpad. Sau đó cài đặt file: vi_for_winxp.exe (cần thiết để hiển thị tiếng việt một cách rõ ràng) .
Xong xuôi thì khởi động lại máy.
2. Khởi động Geometer's Sketchpad

Chỉ cần chép 2 tệp sau:
- bwcc.dll
- Gsketchp.exe
Vào thư mục bất kỳ.
Dùng chuột nháy kép lên biểu tượng tệp Gsketchp.exe.
 Nếu cài đặt chương trình bằng tệp Setup Sketchpad.exe thì có thể khởi động bằng cách chọn biểu tượng GSP trên menu Start.
3. Cửa sổ của Geometer's Sketchpad
Ta thấy trên cạnh phải của cửa sổ có thanh công cụ, và phần lớn diện tích còn lại là vùng sketch. Đóchính là cửa sổ làm việc, trên đó ta thiết kế bài toán của chúng ta. Geometer's Sketchpad là môi trường MDI, tức là Multi-Documents Interface, trong đó ta có thể mở cùng lúc nhiều tài liệu khác nhau.
4. Cách vẽ điểm
1. Click vào nút công cụ vẽ điểm (Point Tool)
2. Click lên vị trí lựa chọn trên vùng sketch.
3. Ta đượcmột điểm. Right-click lên điểm vừa vẽ
4. Chọn Label Point…
5. Gõ tên điểm theo ý muốn

5. Cách xóa điểm

1. Click vào nút công cụ Selection Arrow Tool
2. Click vào điểm cần xóa
3. Chọn Edit/Clear Point (hoặc nhấn phím Del)

6. Vẽ đoạn thẳng

1. Vẽ trực tiếp

a. Chọn nút công cụ Straightedge Tool
b. Click lên một điểm trong vùng sketch
c. Kéo rê đến vị trí thứ hai
d. Thả chuột
e. Right-click lên điểm đầu của đoạn thẳng, chọn Label Point
f. Đặt tên điểmtheo ý muốn
g. Right-click lên điểm cuối đoạn thẳng, chọn Label Point
h. Đặt tên điểm theo ý muốn
i. Right-click lên đoạn thẳng
j. Chọn Label Segment
k. Đặt tên đoạn thẳng theo ý muốn

2. Vẽ đoạn thẳng từ hai điểm đã có

a. Click chuột vào điểm thứ nhất
b. Click chuột vào điểm thứ hai
c. Chọn Construct/Segment
d. Right-click lên đoạn thẳng vừa vẽ, chọn Label segment
e. Đặt tên cho đoạn thẳng theo ý muốn.

7. Xóa đoạn thẳng

1. Click vào nút công cụ Selection Arrow Tool
2. Click vào đoạn thẳng cần xóa
3. Chọn Edit/Clear Segment (hoặc nhấn phím Del)

8. Vẽ nửa đường thẳng

1. Vẽ trực tiếp

a. Chọn nút công cụ Straightedge Tool
b. Click vào hình tam giác nhỏ màu đen ở góc dưới phải của nút đó và giữ phím trái chuột ở trạng thái ấn.
c. Dưa chuột sang phải, chọn biểu tượng của nửa đường thẳng
d. Click chuột vào vị trí điểm gốc của nửa đường thẳng.
e. Đưa chuột tới vị trí của điểm thứ hai mà nửa đườngthẳng đi qua
f. Click chuột
g. Right-click lên nửa đường thẳng vừa vẽ
h. Chọn Label ray
i. Đặt tên nửa đườngthẳng theoý muốn

2. Vẽ từ hai điểm có trước

a. Click lên điểm gốc
b. Click lên điểm thứ hai
c. Chọn Construct/Ray
j. Right-click lên nửa đường thẳng vừa vẽ
k. Chọn Label ray
d. Đặt tên nửa đườngthẳng theoý muốn

9. Vẽ đường thẳng

1. Vẽ trực tiếp

a. Chọn nút công cụ Straightedge Tool
b. Click vào hình tam giác nhỏ màu đen ở góc dưới phải của nút đó và giữ phím trái chuột ở trạng thái ấn.
c. Dưa chuột sang phải, chọn biểu tượng của đường thẳng
d. Click chuột vào vị trí điểm thứ nhất của đường thẳng.
e. Đưa chuột tới vị trí của điểm thứ hai mà đườngthẳng đi qua
f. Click chuột
g. Right-click lên đường thẳng vừa vẽ
h. Chọn Label line
i. Đặt tên đườngthẳng theo ý muốn

2. Vẽ từ hai điểm có trước

a. Click lên điểm thứ nhất
b. Click lên điểm thứ hai
c. Chọn Construct/Line
j. Right-click lên đường thẳng vừa vẽ
k. Chọn Label line
d. Đặt tên đườngthẳng theoý muốn

10. Vẽ một đa giác

1. Vẽ đường gấp khúc khép kín

a. Dùng công cụ Point Tool để vẽ các điểm là đỉnh của đa giác
b. Lần lượt click lên tất cả các đỉnh để chọn theo đúng thứ tự cần nối
c. Chọn Construct/Segment
2. Vẽ vùng bao bởi đường gấp khúc khép kín
d. Dùng công cụ Point Tool để vẽ các điểm là đỉnh của đa giác
e. Lần lượt click lên tất cả các đỉnh để chọn theo đúng thứ tự cần nối
f. Chọn Construct/Pentagon interior (ví dụ ngũ giác)

 11. Vẽ đường tròn

1. Vẽ tự do


a. Chọn nút công cụ Compas Tool
b. Click để chọn tâm
c. Đưa chuột đến vị trí mà đường tròn sẽ đi qua
d. Click
e. Đặt tên tâm đường tròn như khi vẽ điểm

2. Vẽ đường tròn biết tâm và một điểm nằm trên đường tròn

a. Click lên điểm được chọn là tâm
b. Click lên điểm được chọn là điểm thuộc đường tròn
c. Chọn Construct/Circle by Center+Point
 3. Vẽ đường tròn biết tâm và bán kính

a. Click chọn điểm làm tâm
b. Click lên đọa thẳng có độ dài bằng bán kính
c. Chọn Construct/Circle by Center+Radius

12. Vẽ cung tròn

1. Vẽ cung tròn qua 3 điểm

a. Chọn 3 điểm đã có theo đúng thứ tự mà cung tròn sẽ đi qua
b. Chọn Construct/Arc through 3 points


2. Vẽ cung tròn trên đường tròn giữa hai điểm thuộc đường tròn đó
Vẽ đường tròn, trên đó vẽ 2 điểm


a. Chọn đường tròn
b. Chọn lần lượt hai điểm theo đúng thứ tự mà cung đi qua theo chiều ngược chiều kim đồng hồ
c. Chọn Construct/Arc on circle
 13. Đặt tên tự động
 1. Click lên nút công cụ Text Tool (hình chữA)
2. Click lên điểm: Điểm được tự động đặt tên
3. Click lên đoạn thẳng: Đoạn thẳng được tự động đặt tên
4. Click lên đường tròn: Đường tròn được tự động đặt tên
5. Tương tự như thế đối với nửa đường thẳng và đường thẳng
14. Vẽ đường thẳng đi qua một điểm và song song với một đường thẳng cho trước
Vẽ trước một đoạn thẳng, hoặc một đường thẳng hoặc nửa đường thẳng. Vẽ một điểm bên ngoài đường đã vẽ.
1. Chọn đường
2. Chọn điểm
3. Chọn Construct/Parallel Line
4. Đặt tên cho đường mới tạo ra
Chú ý: Để chọn được các đối tượng, cần thoát khỏi chế độ vẽ, về chế độ chọn bằng cách nhấn Escape, hoặc click vào nút Selection Arrow Tool.

15. Từ một điểm vẽ đường vuông góc với đường thẳng cho trước
Vẽ trước một đoạn thẳng, hoặc một đường thẳng hoặc nửa đường thẳng. Vẽ một điểm bên ngoài đường đã vẽ.
1. Chọn đường
2. Chọn điểm
3. Chọn Construct/Perpendicular Line
4. Đặt tên cho đường mới tạo ra
16. Xác định giao điểm giữa hai đường thẳng
1. Vẽ hai đường thẳng (hoặc đoạn thẳng, nửa đường thẳng) giao nhau
2. Chọn cả hai đường
3. Chọn Construct/Intersection
4. Đặt tên cho giao điểm (theo như bài trước)
Chú ý: Nếu vào menu Construct mà thấy các mục mình định chọn bị mờ đi, không thể chọ được thì chắc chắn là bạn đã chọn thừa hoặc chọn thiếu các đối tượng cần chọn trên vùng sketch.
17. Giao điểm giữa hai đường giao nhau bất kỳ
1. Chọn hai đường giao nhau
2. Chọn Construct/Intersection
18. Tìm trung điểm của một đoạn thẳng
1. Vẽ đoạn thẳng
2. Đặt tên điểm đầu là A, điểm cuối là B
3. Chọn đoạn thẳng
4. Chọn Construct/Midpoint
5. Đặt tên cho trung điểm là M

19. Vẽ đường phân giác
1. Cho góc ÐABC, trong đó A và C là hai điểm nằm trên hai tia, B là giao điểm của hai tia đó
2. Chọn các điểm theo thứ tự A, B, C
3. Chọn Construct/Angle Bisector
4. Đặt tên cho đường phân giác

20. Xác định diện tích, chu vi tam giác
1. Vẽ tam giác ABC
2. Chọn 3 điểm A, B, C
3. Chọn Construct/Triangle Interior
4. Chọn Measure/Area
5. Right-click vào ô văn bản mới xuất hiện (Area D ABC = … cm2)
6. Chọn Properties/Label
7. Gõ S, chọn OK. Kết quả sẽ là S = … cm2
 8. Chọn lần lượt các điểm A, B, C
9. Chọn Construct/Segment
10. Đặt tên cho các cạnh là a, b, c
11. Chọn các cạnh a, b, c
12. Chọn Measure/Length
13. Kết quả là a = … cm, b = … cm, c = … cm

21. Xác định diện tích, chu vi hình tròn
1. Vẽ hình tròn
2. Đặt tên tâm là O
3. Đặt tên đường tròn là c
4. Click lên đường tròn để chọn
5. Chọn Measure/Area

6. Bỏ chọn vùng văn bản ghi diện tích nếu nó đang được chọn (có màu đỏ) bằng cách click lên đó.
7. Chọn lại đường tròn
8. Chọn Measure/Circumference
9. Có thể Right-click lên vùng văn bản, chọn Properties, chọn Label và đặt tên cho các biến là S (diện tích) và c (chu vi)

22. Bài tập 1:
Đầu bài:
Vẽ tam giác ABC. Vẽ đường tròn nội tiếp và đường tròn ngoại tiếp tam giác đó.
Thực hiện:
1. Vẽ tam giác
a. Vẽ 3 điểm A, B, C
b. Chọn A, B, C
c. Chọn Construct/Segment
d. Đặt tên cho các cạnh AB là c, BC là a, CA là b.
2. Vẽ hai đường phân giác
a. Chọn A, B, C.
b. Chọn Construct/AngleBisector. Đặt tên đường phân giác là p1
c. Chọn B, C, A.
d. Chọn Construct/AngleBisector. Đặt tên đường phân giác là p2
3. Lấy giao điểm hai đường phân giác
a. Chọn p1 và p2
b. Chọn Constructor/Intersection. Đặt tên giao điểmlà O1
4. Xác định tiếp điểmgiữa đường tròn nội tiếp và cạnh a
a. Chọn cạnh a và O1
b. Chọn Construct/Perpendicular. Đặt tên đương vuông góc hạ xuống cạnha là t
c. Chọn cạnh a và t
d. Chọn Construct/Intersection. Đặt tên giao điểm a và t là H. Bỏ chọn H (Click vào H)

5. Vẽ đường tròn nội tiếp
a. Chọn O1, sau đó chọn H
b. Chọn Construct/Circle by Center+Point. Đặt tên đường tròn là u

6. Xác định hai tiếp điểm còn lại
a. Chọn u và b
b. Chọn Construct/Intersection. Đặt tên tiếp điểm giữa u và b là I
c. Chọn u và c
d. Chọn Construct/Intersection. Đặt tên tiếp điểm giữa u và c là J

7. Vẽ đường trung trực trên cạnh a
a. Chọn cạnh a
b. Chọn Construct/Midpoint
c. Đặt tên điểm giữa của a là M
d. Chọn a và M
e. Chọn Construct/Perpendicular Line
f. Đặt tên đường trung trực vừa dựng là x

8. Vẽ đường trung trực trên cạnh b
a. Chọn cạnh b
b. Chọn Construct/Midpoint
c. Đặt tên điểm giữa của b là N
d. Chọn b và N
e. Chọn Construct/Perpendicular Line
f. Đặt tên đường trung trực vừa dựng là y

9. Lấy giao điểm hai đường trung trực
a. Chọn x và y
b. Chọn Construct/Intersection
c. Đặt tên giao điểm 2 đường trung trực x và y là O2

10. Vẽ đường tròn ngoại tiếp
a. Chọn O2, chọn A
b. Chọn Construct/Circle by Center+Point

Kết quả cuối cùng như sau


Di chuyển các điểm
Sau khi nhận được kết quả bài tập trên, hãy dùng chuột click lên điểm A và kéo rê sang vị trí khác. Ta sẽ thấy tất cả các đường, các điểm được tạo ra, trừ hai điểm B và C, đều di chuyển theo để đảm bảo tính chất của chúng. O1 vẫn là tâm đường tròn nội tiếp, O2 vẫn là tâm đường tròn ngoại tiếp.
Che dấu bớt các đường
1. Lần lượt chọn các đường p1,p2, t, x, y
2. Chọn Display/Hide Straight Objects
3. Vẽ các đoạn thẳng O1I, O1J, O1H, O2A
Kết quả sẽ như hình sau:



Tạo hoạt hình
1. Cho điểm A chuyển động:
a. Right-click lên điểm A
b. Chọn Animate point
2. Cho điểm B chuyển động
a. Right-click lên điểm B
b. Chọn Animate point
3. Cho điểm C chuyển động
a. Right-click lên điểm C
b. Chọn Animate point
4. Dừng điểm A
a. Trên bảng điều khiển Motion Controler, click vào hình tam giác màu đen ở đầu hộp Target
b. Chọn chọn Point A
c. Click vào nút Stop (hình vuông màu đen)
5. Dừng điểm B
a. Trên bảng điều khiển Motion Controler, click vào hình tam giác màu đen ở đầu hộp Target
b. Chọn chọn Point B
c. Click vào nút Stop (hình vuông màu đen)
6. Dừng điểm C
a. Trên bảng điều khiển Motion Controler, click vào hình tam giác màu đen ở đầu hộp Target
b. Chọn chọn Point C
c. Click vào nút Stop (hình vuông màu đen) 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét