Sơ lược về Turbo Boost.
Về mặt lý thuyết: Wow: Turbo boost có thể boost cho máy chạy nhanh hơn tốc độ của nhà sản xuất đấy.
Vậy thì turbo boost nó phụ thuộc vào gì? Nó phụ thuộc vào nhiệt độ của máy, điện năng được cung cấp cho CPU, và mức độ tải của máy.
Và trong các tác vụ thì tốc độ này sẽ được tùy biến:
Đối với Turbo Boost đời đầu ra sao: nó sẽ tăng tốc dựa trên xung của CPU là 133mhz và 1 hệ số nhân nào đó để tính ra được thông số của turbo boost
Trong hình trên bạn để ý vào thông số turbo 2/2, 2/4, 2/5 tá lả trên đó đó, cái đó có nghĩa là hệ số nhân được tăng thêm khi chạy turbo boost cho 1 nhân và 2 nhân, lưu ý số đầu tiên là turbo boost khi chạy 2 nhân đối với bộ xử lý 430M thì nó chạy tốc độ tối đa của nó chính là 2.26+2*0.133 ~ 2.53 Ghz tương tự như vậy cho 1 nhân của nó, nhưng có 1 số bộ xử lý khác có con số là 2/4 thì sao đối với 2 nhân nó sẽ chạy xung là chính xung của nó + 2*133mhz còn đối với khi nó dồn sức chỉ để xử lý 1 ứng dụng thôi thì 1 bộ xử lý của nó sẽ được tăng xung nhịp lên là 4*133mhz và bộ xử lý còn lại vẫn chạy tốc độ bình thường chứ không phải là tắt hoàn toàn như một số bạn đã nói ở trên đây. Do đó khi xem các bộ xử lý Core i7 4 nhân thì trong phần turbo đó cũng sẽ có 4 con số tượng trưng cho hệ số xung nhịp khi dùng turbo boost.
Hình sau là đối với bộ xử lý đời thứ 2 sandy bridge của intel sở dĩ trong các phần này thông số turbo rất cao bởi là vì trong đời thứ 2 này xung nhịp dùng trong turbo boost không phải là 133mhz nữa mà là 100mhz, giúp cho việc phân chia điện năng tiêu thụ của các nhân được đều hơn và tiết kiệm điện hơn.
Khi bộ xử lý chạy đến 1 giới hạn nhất định về nhiệt độ thì nó sẽ tự động hạ hệ số nhân của nó xuống nên đây là hiện tượng throtting mà bạn thường nghe (suy giảm về hiệu năng trong bộ xử lý) điển hình là các máy Macbook Pro đời 2011.
Vậy turbo boost giúp ít gì cho người dùng: e hèm đầu tiên: nó sẽ tiết kiệm điện năng hơn cho người dùng, do bộ xử lý nó có thể tự ép xung được.
Về mặt thực tế:
Khi so sánh hiệu năng của một số máy, dùng core i3 và i5 không khác biệt nhau nhiều.
Khi so sánh 1 bộ xử lý core i3 390 2.66 ghz và 1 em i5 430 max turbo boost 2.66 hệ số turbo 2-2 thì em I5 không thể chạy được bằng em I3 đó được, nếu xét về hiệu năng mặc dù em I5 đó cũng có thể turboboost 2 nhân đó ngang bằng với thằng I3 chứ bộ.
Bởi vì sao? Đơn giản là vì Em I5 này khi nào nó "nghĩ" là chương trình đó thật sự nặng nó mới chạy 2.66 ghz mà trong lúc chạy thì không phải lúc nào nó cũng chạy lên tới 2.66 ghz.
Thứ hai: vì cpu cũng phải mất thời gian cho phần tính toán có nên turboboost hay không nên nó cũng suy giảm hiệu năng ở phần này nữa. (chắc cũng do nguyên nhân này mà nhiệt độ cao nhất của I5 turboboost đa phần> cao hơn xung nhịp max của I3 tương đương, còn nguyên nhân nào nữa không thì chắc có chúa và Intel biết. :go::go::go
Mình đã từng test thử vài ứng dụng thật chất em I3 390 đó chạy cũng shame shame em của mình: I5 540 của mình tỉ lệ chênh lệch là rất ít, cũng phải thôi nếu để balance thì con mình khi chạy chương trình nặng xung nhịp chạy từ 2.5->2.8 còn em kia nó đứng ở 2.66 hoài luôn cũng gần như là trung bình cộng của 2 số trên , nên nếu bạn phân vân giữa giá chênh lệch
I5 và i3 + card rời (5470) nếu bạn hay chơi game, thì hãy sáng suốt chọn thẳng I3 mà không cần suy nghĩ, còn khi để chế độ pin high performance thì khác biệt hơn đôi chút tuy nhiên không nhiều. So với hiệu năng cải thiện rõ rệt từ intel hd -> 5470 :-).
Do đó khi bạn muốn xài 1 em I3 ~ 1 em I5 nào đó hãy mua em nào có xung nhịp cao hơn mặc định của I5 một ít để tiết kiệm $$ thay vì bạn mua I5 hay là I7 6xx để có thể tiết kiệm được tiền bạc hơn.
Câu hỏi thường gặp (trích từ các thành viên của diễn đàn voz)
Không biết mấy hãng khác sao chứ hôm bữa cài và test thử con L645-1122X của thằng bạn thì ở Win7,dùng AIDA64 xem mục Overclock thì thấy xung CPU lúc nào cũng vào khoảng 2,79GHz (trong khi xung Default của i5 460M là 2.53GHz:chaymau,cả Idle hay Full Load,mà Drivers của Toshiba thì không có TurboBoost cho Win7=>Mình nghĩ là mấy con i5 thì Toshiba cho chạy luôn mức xung TurboBoost của i5 nên người mua máy sẽ rất là lợi vì xung máy cao sẵn nên nếu Tos thì i5 ngon hơn hẳn i3.
Có thể phải máy đó bạn để luôn chế độ high performance không? Nếu để chế độ đó máy luôn chạy ở xung cao nhất, và nó kèm theo... Giải nhiệt hơi bị nhiều, chạy lâu khá nóng máy đấy. Nói có xách mách có chứng kẻo mấy bạn trên đây lại nói như bạn bên dưới nữa, chưa chỉnh chọt gì hết chỉ mới để lên high performance để chụp hình lại thôi, các bạn nào có máy I5 có thể tự kiểm tra được mà .
Và khi để như vậy thường nóng hơn máy i3, xung nhịp max của nó chỉ cao hơn I3 là 133mhz, như bạn đã thấy ở hình dưới cùng điểm số của I5 là 2.22 và I3 2.16 điểm bạn có chấp nhận bỏ ra 500k- triệu mấy để đổi lên I5 hay là dùng số tiền đó để đầu tư vào 5470 thì đa phần đối với người dùng, mình nghĩ người ta sẽ lựa chọn giải pháp 2.
Để chế độ balance.
Để với chế độ high performance.
www.notebookcheck.net để làm dẫn chứng cho các bạn sau này vào đọc có thể xem và kiểm chứng ngay được mà không cần suy nghĩ gì nhiều thêm. Sở dĩ mình chọn ở đây là Cinebench 11.5 bởi vì phần mềm này nó full load được, và đánh giá được toàn bộ 100% sức mạnh của CPU mình đã test thử trên máy mình và thấy lúc load khi nào cũng 100% khác với những ứng dụng như Super Pi
Như bạn đã thấy ở trên các máy I5 450 turboboost 2.66Ghz và I3 390 2.66Ghz thì I3 chạy nhanh hơn I5 1 ít tương tự như vậy cho 380 và 430, còn sở dĩ con I5 của mình turbo boost đến 3066 mà chạy ngang với con I5 460 2800Mhz bởi vì lý do đơn giản như sau, khi chạy chương trình này nó full load hết 100% CPU của máy do đó chương trình phải dùng 2 nhân để chạy, nhưng hệ số nhân của máy mình là 2-4 và con I5 460 là 2-2 do đó khi sử dụng max cùng lúc 2 nhân thì máy đều cho ra kết quả là 2.22 khá tương đồng với nhau, ngoài ra mình còn để thêm 1 ít con khác như là i7 820qm và 720qm trên đây luôn, cho các bạn có cái nhìn tổng quan hơn về CPU, tuy nhiên khi chạy ứng dụng mà chỉ chủ yếu 1 nhân thì sự khác biệt của các con trên mình nghĩ không nhiều lắm và chỉ chủ yếu dựa vào xung của nó.
Góp ý 2:i3 là hàng cấp thấp i5 là hàng trung cấp i7 là hàng cao cấp, chủ thớt phân biệt rõ, cái turbo boost thấy vậy chứ đó là 1 sự khác biệt hoàn toàn và các core i5 bi giờ toàn 4 core 4 threat i3 chỉ đc 2 core 4 threat thui nên hiệu suất sẽ khác nhau hơi xa i3 2.4ghz ko thể nào bằng thẳng i5 2.4ghz( khi chưa boost) đc hết.
Điều bạn nói là đối với desktop core i5 sẽ có 4 nhân, nhưng với desktop nó còn phân biệt làm 2 dòng là 6xx và 7xx 2 nhân và 4 nhân.
Đối với laptop bạn có thể xem bản khảo sát trên khi máy chạy 100% CPU để có cái nhìn tổng quan hơn, mình cũng đang xài I5 540 đây nhưng đây là máy mình được tài trợ nên không có quyền được đổi sang I3 và card rời, mình cũng nói là I3 không thua kém nhiều so với I5.
Mình gửi bạn dẫn chứng luôn đây, đa số các công cụ mà áp dụng được đa luồng hiện nay theo mình biết, có một số game và một số benchmark ghi nhãn hiệu dành cho multithread, đối với các ứng dụng bình thường khác như các bạn đang xài trên đây, kể cả game không tối ưu dành riêng cho đa nhân thì sự khác biệt không nhiều, ở đây mình cho bạn thấy luôn I7 turbo boost 2.8 và I3 2.6 đấy khác biệt không nhiều, một phần sự khác biệt ở đây chính là Cache con I7> I3 khá nhiều, nhưng sự khác biệt không quá lớn để bạn bỏ thêm> 3-4 chai nữa để lấy I7 nếu bạn chỉ chạy các ứng dụng như thường ngày.
Quá nhiều bạn thần tượng I5 và I7 mà bỏ quên I3 và Core 2, mình đã từng test trên T9600 kết quả cũng khá khả quan đấy
Đây là con 920, và 940 của Bro đây, sorry đồ chơi cao cấp em nhà nghèo không biết đến món này, Em giả sử nhé là chi phí CPU chạy chương trình của windows + đống đồ chơi trên windows là không có nhé, thực tế cũng gần giống vậy.
thằng I7 940 chạy chương trình bình thường super pi 1M nó tốn 12 giây
mà thằng này là 3.33 ghz
Giả sử thằng I3 bây giờ có xung nhịp là 3.33 Ghz đi thì số giây nó mất là.
Thằng I3 so sánh là 2.66 --> nếu để nó 3.33 --> 17/ (3.33/2.66)= 13.5 giây so với thằng đó chạy 12 giây cho bộ nhớ cache lớn hơn, ít nhất là gấp đôi,, công suất lớn hơn 55~35 W nữa giá lớn hơn chắc khoảng 4-5 lần bạn có vui lòng bỏ thêm số tiềng này để chơi không? Ở đây mình so sánh tốc độ CPU chỉ chạy chtr bình thường chủ yếu dựa vào xung nhịp, tuy nó có phụ thuộc vào một số cái khác nữa, tuy nhiên so với các chtr mà các đồng chí hay chạy trên đây nó không quan trọng vì chỉ xài đơn luồng, và tốc độ xấp xỉ gần bằng nhau. Mình vẫn rút ra kl của mình hồi nãy:
Đa luồng + biết chắc chắn ứng dụng đấy xài đa luồng-> lớn hơn 720 mà tiến
Xử lý ứng dụng không xài đa luồng -> con nào xung nhịp cao rẻ thì cứ quất không phải xoắn. Em xin Sì tốp ở đây. Tốn calo quá roài. Ở trên em đang so sánh I3 3xx I5 5xx I7 6xx 2 nhân không, giờ tới lượt 4 nhân nhảy vào chơi đơn luồng nữa.
Theo hiểu biết của mình là thế này. Bạn nào có ý kiến gì khác có thể bổ sung mình rất vui lòng ngồi nghe
À cái bạn nói gần đúng hết rồi đó mình chỉ bổ sung 1 ít thôi.
Một số công nghệ khác mà core i5 hơn core i3:
I5> I3 ở chỗ turbo boost và một số công nghệ linh tinh khác.
(Turbo boost của I5 nó tăng vài trăm MHZ mà mức tăng này không ổn định, nếu bạn để chế độ high performance thì nó tăng tương đối ổn định nhưng tương đối nóng máy, còn có dòng Toshiba để pin chế độ balance nó vẫn TurboBoost theo bác Hiro nữa mà mình thấy khi để vậy thì máy I5 cũng như lò than di động nên thông thường mình chỉ để ở balance. )
Do đó khi bạn muốn mua con I3 mà sức mạnh tương đương em I5 thì mua 1 con có xung lớn hơn con I5 đó chút xíu là okie.
Còn về bảng thông số mình gửi cho bạn đây là spec của các con thông dụng của I3 và I5 bao gồm 1 em Core 2 T9600 và T2350 cũ của mình để coi nó ra sao nữa. http://ark.intel.com/Compare.aspx?id...44,52955,47341,
Đối với turbo boost bạn có thể tham khảo bài của mình về hệ số nhân ở trang 2 đã có nói cũng tương đối okie và turbo Boost này, nó có thể tăng 1,2,3,4 nhân tùy biến (đối với i7) và 1/2 nhân đối với I5 khi cần thiết.
Đối với các thông số trên, mình thấy quan trọng nhất là Turbo Boost, nhì là Vga onboard,cả i3 và i5 đều có xung mặc định của VGA là 500MHZ, chỉ khác nhau chủ yếu ở xung max của nó, thì một lần nữa khái niệm "turbo" lại được xuất hiện khi có 2 em một em xung mặc định và 1 em xung max, mình nghĩ các bạn đừng ham xung max quá mà làm cho máy của mình nóng thêm, và 667 và 766 cũng không chênh lêch nhiều lắm, mình nghĩ cũng hiếm có bạn nào lấy cái này chơi game medium, max setting đâu mà lo, còn đối với các yêu cầu như xem phim 1080p ngay cả con intel 950gma+ core duo T 2350 (1.85) ghz của mình cũng dư xăng đáp ứng rồi.
Còn các tham số còn lại, đối với những bạn ngành mạng máy tính cái đáng quan trọng nhất là vt-d (virtualization) nó hỗ trợ truy xuất trực tiếp từ hệ điều hành ảo và các thiết bị khác của máy tính, không phải qua nhiều trung gian nữa do đó nó nhanh hơn chút ít so với máy không có công nghệ này.
Ngoài ra khi nói về công nghệ ảo hóa thì:
Đối với công nghệ ảo hóa vt-x thì đối với các máy từ đời core 2 duo trở lên đã có hỗ trợ công nghệ này, nó thường được để trong bios mang tên là intel-virtualization các bạn nhớ bật tính năng này khi chạy máy ảo, và khi đã bật lên thì máy chạy các ứng dụng ảo hóa rất mướt hơn hẳn các máy không có hỗ trợ này. Đây cũng là nguyên nhân hồi năm 2 mình thấy quái tại sao máy mình spec so với máy thằng bạn không thua kém nhau nhiều máy nó chạy Core2 lại chạy máy ảo mượt hơn thằng T2350 của mình nhiều.
1 Kinh nghiệm khác của bản thân là khi mình cài MAC-OS ảo thì bắt buộc phải bật cái "trò đùa" này lên, vì khi không bật nó cài máy ảo của mình mất cả 30 phút và không cho boot vào máy, trong khi nếu bật nó lên thì thời gian cài máy ảo MAC-OS của mình chỉ còn là 9-10 phút và cho boot vào ngon lành.
Những điều trên đây mình muốn nói với bạn là gì?
I5 không khác quá nhiều so với I3, turbo boost và những thứ linh tinh khác mình chả bao giờ xài, mình nghĩ trong này cũng không có nhiều bạn học mạng máy tính và xài máy ảo đâu, cũng như khi có thêm tính năng truy cập trực tiếp đến các thành phần khác của máy tính không thông qua trung gian, thì hiệu năng cũng không khác biệt quá lớn đâu.
Góp ý 3: So thế cũng hơi kì, vì 1 con Core i5 tận cùng là i5 430 mà so với con i3 370 390 ~~ Nếu so đúng thì i3 390 phải so với i5 560 chứ, vì 1 con đều là mạnh nhất của dòng core i của nó. Đây là chỉ là ý kiến e xét chung, ae xem xét đúng k. Vì 2 thằng học khác 2 lớp, 1 đứa 3, 1 đứa lớp 4 mà lại so thằng giỏi nhất lớp 3 với thằng học dở nhất lớp 4 ~~ Thế thì tuy là 2 lớp 4 lớn hơn nhưng thằng dở của lớp lớn k thể hơn thằng giỏi của lớp nhỏ dc ~~.
Okie mình sẽ làm rõ vấn đề với bạn :byebye:
Mình so vậy để muốn nói với bạn, thằng I5 có xung turbo boost max = xung max của I3(phải tô đậm chỗ này kẻo mấy bạn sau này đọc không kĩ sẽ hỏi lại nữa thì mệt mỏi cả 2 bên), thì thông thường thằng I3 chạy có sai số với thằng I5 là rất ít thôi, và bạn rãnh rỗi thì lên notebookcheck để dò xem nhiệt độ max của I5 turbo boost có xung ngang với I3 coi thăng nào cao hơn sẽ rõ. Và mình nói giá thằng I5 mặc định được người dùng/ nhà sản xuất bán cao hơn I3 mình nghĩ đều này cũng đúng với 430 và 390/380. Lâu rồi không khảo sát giá nên bạn đừng trách hén-> nếu có chọn thì quất ngay i3+ card rời mà không phải suy nghĩ đến I5
Mình lấy ví dụ là hình trên, bạn muốn so với 560 thì mình so với 560, 540 cho bạn thấy luôn vậy. Ở trường hợp thằng này bạn có tỉ lệ turbo boost của thằng I5 560 là 2-4 có nghĩa là trường hợp khi nó chạy hết công suất nó sẽ lấy 2 nhân đều tăng với tỉ lệ 2*133MHZ đây là con so tăng thêm so với I3 vì 2 thằng đều có xung nhân mặc định là 2.66 ghz hết
Bây giờ điểm cinebench của thằng I3 2.22 nếu nó có xung cùng với xung max của thằng I5 đó thì nó có xung là bao nhiêu?
có phải là 2.66 ghz+2*133mhz không?
--> Nếu tính theo tỉ lệ điểm của thằng I3 với I5 đó thì điểm chính xác của I3 khi có cùng xung nhân với max turbo boost của I5 đó là. 2.18 * (2.66 Ghz+ 266Mhz)/ 2.66Ghz không?
và tính ra điểm khi nó có xung cao vậy chính là 2.38 điểm ~ 2.39 của thằng 560 chưa?
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
0 nhận xét:
Đăng nhận xét